#33 - Làm sản phẩm bằng khóa học dạy làm sản phẩm (phần 4): đôi khi quyết định hay nhất là quyết định không làm

lock-1
Members Only

Hôm nay mình muốn kể cho mọi người nghe một câu chuyện về việc tụi mình xém scale khóa học Breaking into PM như thế nào 👀

#33 - Làm sản phẩm bằng khóa học dạy làm sản phẩm (phần 4): đôi khi quyết định hay nhất là quyết định không làm

Hôm nay mình muốn kể cho mọi người nghe một câu chuyện về việc tụi mình xém scale khóa học Breaking into PM như thế nào 👀, qua đó nêu lên tầm quan trong của việc giữ tương tác với người dùng thường xuyên, cũng như tìm kiếm cơ hội để kiểm chứng giả thuyết của mình với họ bất cứ khi nào có thể.

Đây là một ý niệm đơn giản, nhưng trong thực tế khi áp dụng nghiêm túc và nhất quán lại có thể cứu chúng ta khỏi những quyết định sai lầm. Một cách thể hiện trong thực tế của ý niệm này đó chính là giúp chúng ta nhận ra: đôi khi quyết định hay nhất là quyết định không làm

Những bài viết khác trong chuỗi Làm sản phẩm bằng khóa học dạy làm sản phẩm:


Diễn biến của câu chuyện này

Trong một cuộc họp bàn về những cách thức chúng mình có thể cải thiện BPM từ acquisition cho đến bước referral, thì chúng mình đào sâu vào một cách scale mà rất phổ biến với những khóa học khi họ muốn tăng lượng học viên đăng ký tham gia:

Tại sao chúng ta không scale khóa học bằng cách biến cohort-based course - mô hình học tập được hướng dẫn trực tiếp bởi mentors, thành self-paced course - như những khóa học online mà bạn có thể tự học trong thời gian rảnh.

Trên thị trường Edtech có nhiều bên đi theo mô hình này, và với sự phát triển của Internet và các nền tảng hosting khóa học như Coursera hay Udemy thì hướng đi này càng ngày càng phổ biến hơn. Hướng scale này không cần insights hay kiến thức gì ghê gớm để nghĩ tới.

❌ Tuy nhiên, tụi mình đã quyết định không đi theo hướng đó.

Đâu là những Công Việc Không Scale Được?

Đi theo luồng suy nghĩ này, việc đầu tiên chính là xác định những thứ gì hiện đang làm có thể scale, và những thứ gì không. Trong môi trường Startups thì tụi mình làm rất nhiều công việc không thể scale được.

Sau khi chúng mình hình dung và bóc tách các đầu việc mà hiện tụi mình đang làm cho BPM ra, thì có hai đầu việc tốn rất nhiều năng lượng và trí óc của mentors, đó chính là (1) chấm bài tập về nhà và (2) hỗ trợ mọi người làm bài dự án cuối khóa.

Những đầu việc không thể scale được nằm ở những ô màu vàng

Để giải thích tại sao chúng lại không scale được, thì mình sẽ đi qua hai đầu việc đó, và sẵn tiện kết hợp khoe khoang một xíu luôn về khóa học. 😂

(1) Một trong những điểm nhấn của khóa học BPM đó chính là mọi người được mentors chấm bài tập về nhà rất có tâm. Mặc dù chất lượng giảng dạy ở trong tiết học của tụi mình khá là cao, học viên không thể nào thật sự thấm nhuần nội dung kiến thức nếu không làm bài tập, và được mentors feedback cẩn thận.

Tụi mình cấu trúc khóa học này mô phỏng cách mà Senior Product Managers sẽ mentor các junior/fresher PMs, và vì thế việc tụi mình dành nhiều thời gian đi qua từng bài làm, feedback từ chính kinh nghiệm thực chiến, không chỉ là chỉ ra lỗi sai mà còn đưa ra các góc nhìn nâng cao hơn, chính là lúc mà các bạn học viên vỡ lẽ ra về việc làm sản phẩm nhất. Chính vì vậy, công việc này tụi mình không thể scale cho quá nhiều học viên được.

Một (trong số nhiều) học viên khen tụi mình có tâm =)))

(2) Điều thứ hai làm cho BPM trở nên đặc biệt chính là bài thuyết trình cuối khóa. Nếu mọi người có theo dõi trang của khóa học trên LinkedIn hay Facebook thì chắc hẳn cũng đã thấy nhiều bài đăng về những bài thuyết trình cuối khóa của các nhóm học viên. Có bạn học viên đã được hiring manager reach out sau khi nhìn thấy bài làm cuối khóa của bạn trên Youtube, và sau đó thì bạn đã nhận được Job Product đầu tiên 😍

Để có những bài thuyết trình chất lượng như vậy, tụi mình phải theo dõi sát sao tất cả các nhóm, sẵn sàng tham dự những cuộc họp của các bạn để kịp thời đưa ra inputs và định hướng bài làm. Kể từ khi tụi mình tìm ra "điểm sáng" của một bài làm chất lượng và biến nó thành những nguyên tắc cho mọi người tham khảo, chất lượng làm bài cũng như độ "hardcore" của các nhóm đã tăng lên đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa là chúng mình không thể scale việc hỗ trợ bài làm cuối khóa lên cho quá nhiều nhóm cùng một lúc.

Một bạn học viên khác appreciate sự giúp đỡ của mentors trong công đoạn làm bài cuối khóa

Chỉ vì bạn có thể scale, không có nghĩa là bạn nên scale

Nếu nhìn vào những công việc còn lại, thì chúng mình hoàn toàn có thể scale được:

  • Giảng dạy trong lớp: việc có 20 người hay có 40 người tham gia nghe tụi mình giảng dạy nó không ảnh hưởng nhiều khối lượng công việc.
  • Online Q&A: tụi mình có thể xây dựng một thư viện các câu hỏi thông dụng cho học viên và sử dụng lại, giúp cho việc trả lời các câu hỏi của mọi người hiệu quả hơn. Công việc này có thể scale được.
  • Admin/ops: những đầu việc này có thể được tự động hóa đến một mức nào đó, làm cho việc scale cũng dễ hơn.
Những đầu việc có thể scale được

Nếu tạo ra một gói khóa học mới, tạm gọi là Light, chỉ có video recording và một kênh để cho các bạn có thể hỏi mentors async, thì tụi mình có thể scale khóa học để đến voi nhiều bạn học viên hơn.

Nhưng chỉ vì bạn có thể làm được, không có nghĩa là bạn nên làm. Ở trong bài viết về Prioritization hoặc là case study kỳ trước thì mình cũng có nhắc đến ba khía cạnh: strategic value, business value và user value khi đánh giá một vấn đề hay giải pháp nào trong việc làm sản phẩm.

  • Business Value: khía cạnh này khá rõ ràng. Chuyển hướng sang mô hình self-paced course cho phép tụi mình có thể scale khóa học trên diện rộng, có thể mở rộng doanh thu gấp hai hay ba lần.
  • User Value: khía cạnh này tụi mình khá phân vân. Ở một mặt nào đó, tụi mình đã nhận thức được một nhóm bạn có khả năng tư học và có nhu cầu bắt đầu tự học ngay (mình có nhắc đến trong bài viết Closing the Loop). Tuy nhiên, tụi mình chưa có đủ điểm dữ liệu để có một sự tự tin nhất định vào User Value, bởi vì giá trị đi theo mô hình này này sẽ rất phụ thuộc vào việc các bạn học viên sử dụng như thế nào, và dường như tụi mình không kiểm soát được chất lượng đầu ra.
  • Strategic Value: về giá trị chiến lược, Strategy của tụi mình tập trung vào việc vận dụng chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy trong thực tế của mentors để đào tạo nên lớp người trẻ làm sản phẩm một cách đi về bản chất hơn chỉ là thợ đụng hoặc sách vở. Việc scale lên sẽ giúp cho tụi mình chạm được đến nhiều bạn muốn làm sản phẩm hơn, nhưng nó vẫn sẽ phụ thuộc vào User Value mà mô hình này mang lại.

Read more