#8 Cái tôi cao thì làm sao?
Những hậu quả của cái tôi và làm thế nào đánh giá những chỗ làm có lãnh đạo với cái tôi cao.
Bạn có bao giờ gặp phải một người lãnh đạo hay quản lý với cái tôi cao chưa? Bài viết này mình nói về hậu quả của cái tôi cao, và một số cách để đánh giá công ty bạn đang ứng tuyển xem lãnh đạo có cái tôi cao không.
Đầu tiên là phải làm rõ định nghĩa về “cái tôi cao” mà mình muốn nói tới.
“Cái tôi cao” là cụm từ mình dùng khi muốn nói đến sự thổi phồng về tầm quan trọng và ngưỡng mộ dành cho bản thân.
Cái tôi cao thì làm sao?
Khi bạn có cái tôi cao, bạn sẽ ít tiếp thu ý kiến và nhận xét từ người khác. Không ai thích đưa ra góc nhìn mà không được tiếp nhận cả, nên dần cũng sẽ ít người cho bạn nghe góc nhìn và suy nghĩ của họ hơn.
Khi bạn không tiếp xúc với nhiều góc nhìn đa chiều và những luồng suy nghĩ khác nhau, bạn tự đưa mình vào các tình huống mà quan điểm của bạn không bị thách thức. Bạn có nhiều niềm tin vào bản thân hơn, và càng nâng tầm sự quan trọng của bản thân lên.
Nếu bạn là một nhà quản lý hay lãnh đạo, việc có cái tôi cao còn có một số hiệu ứng khác.
Cái gọi là văn hóa xuất phát chủ yếu từ cách lãnh đạo hành xử. Khi bạn không tiếp thu ý kiến nhận xét, đội ngũ của bạn cũng sẽ làm như vậy, dẫn đến một văn hóa không có feedback trong công ty.
Văn hóa công ty ảnh hưởng đến cách mà công ty tuyển dụng, nên họ sẽ tuyển những người củng cố văn hóa không feedback đó, dẫn đến việc càng ít người cung cấp cho bạn feedback hơn.
Văn hóa cũng được thể hiện qua việc ai chọn rời khỏi công ty bạn. Những người mong muốn đưa ra feedback và có được feedback để cải thiện bản thân cũng như quy trình làm việc sẽ rời bỏ tập thể không mang lại cho họ điều đó.
Khi không cải thiện quy trình và công việc, feedback loop trong công ty của bạn sẽ ngày càng trở nên dài hơn. Khi có 1 dự án hay 1 ý tưởng gì đó, sẽ mất nhiều thời gian hơn để triển khai. Càng nhiều thời gian đồng nghĩa với việc càng nhiều thứ diễn ra, khiến cho việc kết nối giữa thứ bạn nghĩ và kết quả thực tế càng khó hơn. Bạn sẽ nghĩ rằng “Dự án A thất bại không phải do mình, mà là do yếu tố X Y Z, ” và càng dễ củng cố niềm tin của mình hơn.
Những người có cái tôi cao lại thường có xu hướng thể hiện rằng mình là một người ngược lại (virtue signaling) - là một người biết nhận và cho feedback. Nhưng nếu feedback đó không đúng ý thì bạn sẽ tìm lý do phủ nhận hoặc chắt lọc nó ra, để chỉ còn lại những feedback đồng quan điểm mà thôi.
Khi nhân viên hoặc các thành viên trong đội ngũ cảm nhận được rằng thứ bạn nói và cách bạn hành xử khác nhau, họ sẽ ngờ vực về sự liêm chính của bạn. Không ai tin tưởng một người nói một đẳng làm một nẻo cả.
Họ sẽ mất lòng tin vào lãnh đạo, mất đi động lực làm việc và cống hiến. Khi không có động lực thì năng suất sẽ giảm, khiến cho các dự án hoặc ý tưởng càng tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Feedback loop lại càng dài hơn, và càng khó để thay đổi suy nghĩ hơn.
Làm thế nào để đánh giá công ty với lãnh đạo có cái tôi cao
Cái diagram này nhìn căng phết, nhưng chúng ta có thể làm gì với nó?
Thomas nghĩ rằng rất khó để tạo ra một sự thay đổi mang tính hệ thống, trừ khi bạn ở vị trí lãnh đạo, nên thực tế nhất thì bạn có thể dùng diagram trên để đặt ra một số câu hỏi khi phỏng vấn vào công ty:
- “Công ty có cơ chế nào để đánh giá năng lực lãnh đạo không?” Thường những nhà lãnh đạo có cái tôi cao họ sẽ không đề ra một hệ thống để tiết chế họ xuống.
- “Lần cuối cùng anh/chị lãnh đạo thay đổi suy nghĩ của mình là khi nào? Nó diễn ra như thế nào?” Thường những người có cái tôi cao sẽ rất ít khi thừa nhận hay có thể kể về sự thay đổi trong tư duy của họ.
- “Anh/chị lãnh đạo đã làm gì, đặt ra những thử nghiệm gì, để phủ định giả thuyết của bản thân?” Việc tự đặt ra tình huống hay thử nghiệm để phủ định suy nghĩ bản thân là điều rất hiếm thấy.
- Hỏi những người đã rời khỏi công ty xem họ có pattern chung gì không. Hãy cố gắng hỏi những câu khác trong danh sách này để hiểu hơn về cách công ty làm việc.
- “Thường mất bao lâu từ lúc lãnh đạo có giả thuyết đến lúc ship 1 thứ gì đó và học được từ nó?” Tốc độ phát triển, hoàn thành dự án và học được từ những thứ mình làm liên quan trực tiếp đến feedback loop. Nếu feedback loop được rút ngắn thì khả năng nhận được thông tin rõ ràng để thay đổi quan điểm càng cao hơn.
Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn được một góc nhìn hữu dụng về hậu quả của cái tôi cao và cách để đánh giá một công ty với lãnh đạo như vậy.