#30 - Closing the loop
Trong bài viết này, mình sẽ kể câu chuyện về việc mình đã đóng vòng tròn như thế nào. Hy vọng qua câu chuyện này thì mọi người sẽ thêm động lực để tìm cách đóng các vòng tròn trong công việc và cuộc sống của bản thân.
Trên newsletter này mình có nhắc đến việc đóng vòng tròn (closing the loop) một vài lần. Trong bài viết này, mình sẽ kể câu chuyện về việc mình đã đóng vòng tròn như thế nào. Hy vọng qua câu chuyện này thì mọi người sẽ thêm động lực để tìm cách đóng các vòng tròn trong công việc và cuộc sống của bản thân.
Vòng tròn
Mọi người có thể xem vòng tròn mình nhắc đến như Build-Measure-Learn trong Lean Startup, hay Plan-Do-Study-Act của Edward Deming. Nếu bạn không biết các khái niệm đó, thì cũng không sao cả, vì bản chất của chúng khá đơn giản:
- Bạn quan sát một thứ gì đó làm cho bạn hứng thú: nhu cầu của bản thân, nhu cầu của người khác, một nỗi đau hay vấn đề nào đó.
- Bạn tìm kiếm cơ hội để triển khai giải pháp gì đó thử giải quyết nó.
- Bạn quan sát kết quả từ hành động của mình.
- Bạn rút ra những quan sát mới và lại lặp lại vòng tròn.
Nghe thì khá là hiển nhiên, nhưng thực tế thì mình thấy việc đóng vòng tròn hay không có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một người làm sản phẩm, và không có nhiều người thật sự đóng vòng tròn trong cuộc sống của họ.
Câu chuyện đóng vòng tròn
Vào thời điểm tháng 10 năm 2023 - lúc vừa thai nghén ý định mở khóa học Breaking into Product Management, mình cảm thấy có nhu cầu kết nối chia sẻ với các bạn trong ngành nhiều hơn, nên quyết định đi tìm kiếm các cộng đồng làm sản phẩm ở Việt Nam (bao gồm các bên tổ chức product meetups), thì thấy có một số vấn đề:
- Các cộng đồng làm sản phẩm không nhiều bài đăng chất lượng dựa trên kinh nghiệm thực tế. Nhiều nơi chỉ đăng frameworks hay re-post lại case studies ở nước ngoài.
- Các cộng động có quá nhiều bài post tuyển dụng. Ai cũng muốn có jobs nhưng khi thấy quá nhiều bài như vậy đăng liên tiếp trong một cộng đồng thì mình cảm thấy nó không phù hợp với mục tiêu của mình 😞.
- Các cộng đồng không hoạt động thường xuyên (có cộng đồng last post tận một năm trước 🤣).
- Có product meetups người tổ chức không phải người làm Product. Điều này làm việc dẫn dắt khai phá các chủ đề không được sâu và không dựa vào nền tảng kinh nghiệm.
- Có product meetups mà thành phần tham dự đa số không phải người làm Product. Mình đi cảm thấy khá là sượng trân vì không được nói về những chủ đề mà mình thích.
- Có product meetups chất lượng mà lại không hoạt động thường xuyên.
Do không tìm được giải pháp nào thỏa mãn, mình bắt đầu nghĩ rằng đây có thể là một vấn đề nhiều người (như mình) gặp phải. Lúc đấy mình đã có một tầm nhìn, hay đúng hơn là một hình ảnh thoáng qua, về một tương lai mà mình xây dựng một cộng đồng cho những người làm sản phẩm để kết nối, chia sẻ và phát triển kỹ năng làm Product.
Nhưng lúc đó mình đã chọn triển khai khóa học vì:
- Hướng community về mặt trao đổi giá trị còn khá mơ hồ. Khi bạn mua community thì bạn đang mua cái gì? So sánh về khía cạnh đó, thì outcome của khóa học có thể được miêu tả khá cụ thể: tiếp cận kiến thức có cấu trúc và được đóng gói cẩn thận, áp dụng kiến thức thông qua bài tập về nhà được mentors chấm, xây dựng product portfolio thông qua project cuối khóa.
- Skin in the game của founding team phù hợp để làm khóa học hơn. Dương - Co-Founder của BPM, đã có nhiều kinh nghiệm làm khóa học từ trước. Kinh nghiệm của mentor của mình và Nam cũng gần hơn với việc giảng dạy. Còn chưa có đứa nào từng thử làm community cả.
Mình tạm để ý tưởng làm community vào trong backlog, nhưng hình ảnh/tầm nhìn về community vẫn nằm lay lắt trong tâm khảm của mình. Về sau thì mình nhận thấy việc giữ ý niệm này trong đầu giúp cho mình nhìn ra được các dữ kiện liên quan đến vấn đề đó được kết nối ngầm qua thời gian, cho đến khi thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và chúng hội tụ lại thành một cơ hội để triển khai.
Tua nhanh 6 tháng sau, vào tầm tháng 3 năm 2024 - thời điểm tụi mình vừa chạy xong batch đầu tiên của Breaking into Product Management.
Khi đó, có một bạn nhắn LinkedIn mình hỏi về khóa học. Nhưng đúng lúc đó thì khóa tiếp theo vào tháng 4 đã đủ sỉ số. Tụi mình không muốn thỏa hiệp chất lượng giảng dạy, cũng như thời điểm đó chưa tối ưu hóa được vận hành, nên buộc lòng phải hỏi bạn có thể cân nhắc học khóa sau nữa được không.
Bạn follow-up và hỏi rằng khóa hiện tại có option xem video recordings không, vì bạn đang có thời gian nên muốn chủ động học luôn, chứ không muốn chờ đến khóa sau. Chính nhờ sự hồ hởi của bạn mà mình đã đem case này về bàn bạc nghiêm túc với team. Sau khi đối chiếu lại thì thấy có một số bạn khác cũng đang lưỡng lự với lý do tương tự: các bạn muốn học ngay nhưng khóa tiếp theo thì đã đủ sỉ số rồi.
Job Story tụi mình dùng để frame vấn đề này:
Tôi muốn truy cập nội dung bài giảng cũng như có cơ hội được mentors giải đáp thắc mắc.
Để tôi có thể hệ thống hóa lại kiến thức và kinh nghiệm làm Product của mình.
Tụi mình nghĩ rằng đây là một dấu hiệu của "sức kéo từ thị trường" (market pull), nôm na là có nhu cầu mà offering hiện tại của tụi mình chưa capture được. Vì vậy, team đã quyết định thử nghiệm với việc tạo ra một offering mới để giải quyết vấn đề này.
Cuối tuần đấy, Dương đã thay đổi Landing Page để ra một bản pricing mới với hai offerings: Starter và Light. Gói Light sẽ bao gồm video recordings, và nếu học viên có câu hỏi gì thì có thể tương tác với mentors qua facebook community, nhưng sẽ không có các buổi giảng dạy trực tiếp bởi các mentors.
Tụi mình chỉ tốn hai ngày để bàn luận và tạo ra offerings này, nhưng để thật sự kiểm chứng được đó có phải thứ mà người ta cần hay không, thì cách duy nhất là cố gắng bán nó và quan sát xem người ta lưỡng lự ở chỗ nào. Mình đã nhắn lại bạn kia và giới thiệu về offering mới mà tụi mình vừa tạo ra.
Sau khi đọc thông tin mới về gói Light, thì bạn vẫn còn phân vân. Học offline thì có cơ tương tác trực tiếp với mọi người, còn học online thì hơi buồn nhưng bù lại thì nhanh gọn lẹ. Mình cảm thấy cái gap của bạn mà gói Light vào thời điểm đó không giải quyết được chính là nhu cầu kết nối và chia sẻ với mentors và các bạn học viên khác.
Mình lại chợt ngẫm lại: chẳng phải đây là vấn đề này khiến cho mình tìm kiếm community vào 6 tháng trước đó sao? Ban đầu mình đưa facebook community page vào gói Light đơn giản chỉ vì muốn làm tăng giá trị cho offering này. Nhưng bây giờ mình lại thấy được một angle khác: bằng cách sử dụng giá trị nội dung đến từ video recordings làm "Con ngựa thành Troy" (trojan horse), mình có thể bắt đầu chơi game community.
Nội dung khóa học là giá trị khá rõ ràng và cũng là thứ mọi người đến tìm kiếm để mua, nhưng ngoài ra mọi người cũng sẽ nhận được giá trị từ việc kết nối với mentors và các thành viên khác trong community. Họ có thể tới vì nội dung bài học để hệ thống hóa kiến thức, nhưng nếu mình xây dựng được community tốt và cung cấp được giá trị, đó có thể là thứ sẽ giữ chân họ lại về sau. Nói cách khác, đây chính là cơ hội để mình đóng cái vòng tròn còn mở từ 6 tháng trước lại.
Với luồng suy nghĩ mới này, mình nhanh chóng re-frame lại Job Story như sau (những phần bôi đen là những phần khác với job story trước)
Tôi muốn truy cập nội dung bài giảng, cũng như có cơ hội được mentors giải đáp thắc mắc và chia sẻ kết nối trực tiếp với mentors và các các bạn cùng ngành.
Để tôi có thể hệ thống hóa lại kiến thức và kinh nghiệm mà không cảm thấy cô đơn trên con đường phát triển sự nghiệp Product.
Để giải quyết vấn đề này, mình đã đề xuất điều chỉnh Light offering "just-in-time" bằng việc hỏi bạn rằng nếu thêm office hours - một buổi meeting trao đổi giữa mentors và các thành viên gói Light, với cadence mỗi hai tuần một lần thì có giúp bạn quyết định dễ dàng hơn không. Điều này quả nhiên đã làm cho bạn thay đổi suy nghĩ, vì chỉ vài chục phút sau đó bạn đã submit form đăng ký chính thức, và chuyển tiền cho tụi mình chỉ vài ngày sau đó.
Sau lần thành công trong việc bán gói Light đầu tiên, chúng mình đem Landing Page mới đi nói chuyện với những bạn đang lưỡng lự với việc đăng ký khóa học để xem offering mới có thật sự hiệu quả hay không. Thật bất ngờ khi tụi mình đã chốt thêm được hai bạn nữa mua gói Light 😍💰. Những điểm dữ liệu đó dần làm cho tụi mình có niềm tin hơn trong việc offering này giải quyết được nhu cầu của thị trường.
Sau khi community bắt đầu đi vào vận hành, tụi mình đã học được nhiều thứ khác (chắc là mình sẽ chia sẻ ở một bài riêng nhé). Khi cảm thấy giá trị kết nối, trao đổi và chia sẻ của community đã đủ cao và tách biệt hẳn so với việc xem video recordings của khóa học, thì tụi mình quyết định pivot gói Light qua gói Community. Khi bạn lên Landing Page của tụi mình thì sẽ thấy gói Community trong phần pricing.
Kết luận
Trong câu chuyện vừa rồi có hai vòng tròn:
- Vòng tròn nhỏ (micro loop): tụi mình quan sát được có một nhu cầu về hệ thống hóa kiến thức và kinh nghiệm làm sản phẩm. Từ đó tụi mình tạo ra offering mới, thử bán nó, rồi iterate chính offering đó để giải quyết sự lưỡng lự của prospect và chốt sales. Mình chỉ mất 2 ngày để đóng vòng tròn này.
- Vòng tròn lớn (macro loop): mình quan sát được có một nhu cầu về một không gian cho các bạn làm Product chia sẻ, kết nối về khía cạnh chuyên môn. Nhưng tận 6 tháng sau thì mình mới thấy được cơ hội để bán community kèm với nội dung của khóa học. Sau đó tụi mình bắt tay vào xây dựng community và thu hút nhiều người tham gia hơn. Mình mất tận hơn 6 tháng để bắt đầu đóng vòng tròn này.
Việc đóng micro loops có thể tạo nên những hiệu ứng giúp cho bạn đóng được macro loops. Trong câu chuyện trên, trong quá trình đóng micro loop về nhu cầu hệ thống hóa kiến thức cho những bạn làm Product có khả năng tự học, mình lại vô tình mở ra hướng mới để đóng được macro loop về nhu cầu kết nối và chia kiến thức của PMs.
Đóng các vòng tròn cũng là cách để hiện thức hóa tầm nhìn của bản thân. Như có chia sẻ ở đầu bài viết, mình vẫn có một hình ảnh/tầm nhìn về community còn lảng vàng trong đầu ngay cả khi đang tập trung làm khóa học. Bằng cách đóng các vòng tròn liên quan đến khóa học, mình lại "vô tình" đóng được vòng tròn liên quan đến community, và hiện tại đang trong quá trình sự xây dựng cái tầm nhìn mình đã có 6 tháng trước. "Vô tình" trong ngoặc kép vì mình đã kiến tạo sự "vô tình" này rất nhiều trong quá khứ thông qua chuyện đóng vòng lặp rồi.
Mình đã chắt lọc ra hai vòng tròn này để highlight lên cho các bạn thấy, nhưng trong thực tế thì các vòng tròn thường tồn tại song song, chằng chịt và giao thoa lẫn nhau, làm cho việc nhận định và đóng được chúng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Hơn nữa, chúng ta cần phân tách giữa vòng tròn mà nên được đóng lại, và những thứ nên được bỏ qua, vì chúng ta chỉ có băng thông hữu hạn và không thể theo đuổi mọi mong cầu. Những vấn đề đó mình nghĩ nó mang tính rất cá nhân, vì việc thứ gì làm chúng ta chú tâm phụ thuộc rất nhiều vào tính cách, hoàn cảnh, môi trường và hằng hà sa số yếu tố khác.
Nhưng mình biết chắc chắn rằng, khi có một thứ gì đó đã làm bạn chú ý và hứng thú quan sát, thì bạn nên tìm cách để đóng càng nhiều vòng tròn liên quan đến nó nhất có thể, để sản sinh ra nhiều insights vấn đề đó hơn.
Việc liên tục đóng vòng tròn đã khiến cho mình phát triển rất nhanh trong công việc và cuộc sống, và mình tin rằng nó cũng sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho các bạn. Hy vọng bài viết này cho mọi người thêm động lực để tự đóng các vòng tròn trong chính cuộc sống và công việc của bản thân.
Lời cuối thì: hãy trở thành một người được mọi người biết tới như chiến thần "close the loops" nhé =)) Xin phép chia sẻ một số hình ảnh ghi nhận lại việc mình đã đóng vòng tròn.
Interactive Quiz
Đây là interactive quiz cho những ai muốn recall nội dung bài viết này tốt hơn nhé!