#10 Những điều bạn có lẽ muốn biết khi mới tiếp cận ngành Product Management
Những thứ bạn có lẽ muốn biết khi tiếp cận ngành Product Management
- Dạo gần đây mình nói chuyện với rất nhiều bạn muốn bứt phá vào ngành Product Management. Có những câu hỏi mà mình thấy xuất hiện ở nhiều buổi trao đổi, và mình cũng bắt gặp bản thân lặp đi lặp lại một số ý. Mình viết bài này là để hệ thống hóa lại câu trả lời của mình. cũng như cung cấp thêm một nguồn thông tin để hỗ trợ quá trình các bạn tìm hiểu online.
- Bài này mình sẽ viết theo dạng bullet points để đỡ phải suy nghĩ chuyển giữa các đoạn quá nhiều =))
Thực trạng ngành Product Management ở Việt Nam hiện tại ra sao?
Ngành Product Management tồn tại ở Việt Nam cũng đã lâu rồi, nhưng những năm gần đây nó được nhiều người biết hơn.
Một phần mình nghĩ là ngành Data cũng đã qua thời kỳ hot, và mọi người cần một ngành khác để trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Một phần nữa là vì để vào làm data các bạn chắc chắn phải hiểu và làm được technical (thí dụ như SQL). Còn vào làm Product thì nhiều chỗ không yêu cầu kỹ thuật như vậy.
Còn lại thì tính chất công việc nghe vừa “ngầu” (quản lý sản phẩm), vừa bí hiểm, cộng với mức lương cao, thị trường chưa nhiều người làm, đều là những thứ làm cho ngành này đang hot lên.
Thị trường chưa có một định nghĩa rõ ràng về việc làm Product.
Nếu các bạn đi phỏng vấn hiring managers ở 10 công ty khác nhau thì nhiều khả năng sẽ có 11 định nghĩa về việc làm Product.
Chúng ta cũng chỉ mới thấy sự thành hình của các công ty làm Product trong 10 năm trở lại (Katalon và Holistics - 2 công ty Product mình làm đều có tuổi đời dưới 10 năm). Văn hóa Startup cũng chỉ được ủng hộ và phổ biến trong 3 - 5 năm gần đây, nên văn hóa làm Product ở Việt Nam nhìn chung là còn khá non trẻ.
Cũng không có trường lớp đào tạo bài bản cả.
Làm sản phẩm phải đương đầu với khá nhiều sự bất định. Rất khó để nói rằng apply lý thuyết A thì sẽ nhận được kết quả B. Khi không đảm bảo được đầu ra và chất lượng thì các trường lớp cũng quan ngại và dè chừng hơn trong việc đào tạo.
Có một vài trường đại học tổ chức giảng dạy những môn liên quan đến làm sản phẩm.
Tuy nhiên, các trường đại học lại hay yêu cầu giảng viên phải có bằng thạc sĩ tiến sĩ để dạy. Mà dân làm Product lại không có nhiều người học cao học.
Điều đó dẫn đến sự một sự mất kết nối giữa những giảng viên dạy và những thứ practitioners làm.
Ngay cả những người lãnh đạo C-level cũng nhiều người không định nghĩa được làm Product là làm gì.
Cũng vì thế nên họ cấu trúc công ty và xây dựng văn hóa đôi lúc không phù hợp hoặc không hỗ trợ việc làm sản phẩm.
Trên Coursera có những khóa học về Product Management, tuy nhiên có những kiến thức hay lý thuyết sẽ không áp dụng trực tiếp được vào thị trường Việt Nam, cũng vì rào cản về văn hóa và mindset như trên.
Bạn sẽ rất khó để thuyết phục CEO của bạn rằng nên triển khai sản phẩm theo hướng Product-Led, mà có khi bạn cũng không biết được khi nào nên thật sự triển khai theo hướng Product-Led.
→ Khi tìm khóa học hay mentors, nên tìm người những người practitioners có kinh nghiệm (đã từng thành công và thất bại) trong thực tế.
Product Manager là mini-CEO.
Điều này không đúng, và nó sẽ không đúng cho đến khi bạn leo lên vị trí VP hay CPO.
CEO có quyền tuyển người và sa thải, có quyền điều khiển budget, và họ cũng phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của toàn bộ nhân viên của họ. PM không có những quyền lợi và nghĩa vụ đó.
Làm PM bạn phải là người đặt context và empower mọi người trong team để cùng hướng về việc giải quyết vấn đề cho người dùng và cho doanh nghiệp. Và bạn phải làm điều đó vì bạn không có quyền hạn trực tiếp để bắt người khác phải làm gì.
Điều đó cũng là việc tốt, vì bạn nên có khả năng đặt context và empower trước khi bạn được trao quyền hạn trực tiếp để điều khiến người khác.
→ PM không phải là mini-CEO của product. Nếu bạn muốn có cảm giác có quyền lực trong tay thì các vị trí junior/fresher và kể cả senior PM sẽ không cho bạn được điều đó.
Nên tiếp cận apply job PM đầu tiên như thế nào?
Cũng vì chưa có một định nghĩa rõ ràng về việc làm Product, thị trường sẽ đánh giá ứng cứ viên qua những kỹ năng cứng, dễ hình dung và dễ đánh giá.
Chúng ta có thể phân chia việc làm Product ra thành 3 đầu việc: product discovery, product delivery và product optimization.
Product delivery là những đầu việc liên quan đến kỹ năng phân tích vấn đề, viết requirements, viết user stories, vẽ workflows, giao tiếp và như đốc thúc team dev để làm được tính năng sản phẩm.
Đó là những kỹ năng dễ ghi điểm với những nhà tuyển dụng.
Ngay cả khi nó không ghi điểm, thì nó cũng là thứ không thể thiếu.
Pattern career path mình thường thấy các bạn đi theo đó là Product Intern/BA lên PO (hoặc Product Executive hoặc Associate Product Manager), lên PM, rồi senior PM và những level cao hơn.
Đa số các role dưới PM sẽ tập trung nhiều vào Product Delivery và một số Product Optimization, và càng lên vị trí senior hơn thì càng cần nhiều Product Discovery (song song với những kỹ năng leadership, influence, strategy, vision, etc).
→ Tập trung vào những skills về product delivery (thường) sẽ giúp cho các bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, hoặc ít nhất là không bị trừ.
Những vị trí fresher/junior PM thường được tuyển vào để handle phần product delivery, nhằm giải phóng băng thông cho những bạn PM senior hơn để lo những công việc high-level.
Việc bạn mạnh hay yếu chỉ có ý nghĩa trong phạm trù vấn đề mà công ty muốn thuê bạn để giải quyết.
→ Trao đổi với nhà tuyển dụng để thật sự hiểu tại sao vị trí này đang open, và tìm cách cấu trúc CV và kinh nghiệm của bạn để giải quyết được vấn đề của họ.
Đừng xem một buổi phỏng vấn chỉ là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tốt, mà hãy xem nó là cơ hội để đào sâu tìm hiểu về vị trí này kỹ càng. (và sự hứng thú của bạn cũng sẽ tạo ấn tượng tốt thôi).
Bắt đầu làm Product ở Startup hay Big Corp?
Bắt đầu sự nghiệp làm PM ở startup có thể không phải là tốt.
Mình đã từng gặp, nói chuyện và phỏng vấn nhiều bạn có 1-2 năm kinh nghiệm làm PM ở những early-stage startups.
Một vấn đề mình thường thấy đó là trong giai đoạn đầu của việc làm Product, môi trường startup cho bạn rất nhiều quyền lực, nhưng lại rất khó để bạn đúc kết được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả một cách bền vững.
Startup có quá nhiều biến số và nhiều sự bất định.
Nó không phải là môi trường lý tưởng để các bạn có thể an toàn đưa ra những quyết định sai lầm, quan sát kết quả và học trên nó.
Hoặc tệ hơn nữa, quyết định sai lầm nhưng với yếu tố may mắn lại tạo ra kết quả tạm chấp nhận được hoặc tốt. Điều này dễ dẫn đến sự tự tin thái quá nhưng lại không thể reproduce cái kết quả tốt đó một cách bền vững.
Vì nhiều người CEO cũng không biết làm product là làm gì, nên trong startups rủi ro lớn nhất là không ai cho bạn được feedback và chỉ dẫn về việc phải làm gì để navigate uncertainty.
Bắt đầu sự nghiệp PM ở big corp cũng chưa chắc là tốt.
Chỉ vì bắt đầu sự nghiệp PM ở startup có thể không tốt, không có nghĩa là bắt đầu ở big corp là tốt.
Mình cũng từng nói chuyện và phỏng vấn nhiều bạn PM từ big corp (VNG, Momo, etc).
Một vấn đề thường gặp đó là ngay cả ở big corp thì quy trình phát triển sản phẩm rõ ràng cũng không phải là thứ mặc định.
Điều này phụ thuộc vào team lead của bạn họ nghĩ như thế nào về Product, và họ cấu trúc quy trình như thế nào để phản ánh suy nghĩ đó.
Có những team không có quy trình phát triển sản phẩm rõ rệt thì bạn cũng sẽ phải tự bơi.
Làm ở big corp lâu quá thì rủi ro là bạn sẽ ở trong vùng an toàn của mình quá lâu và khó grow lên.
Đôi lúc nếu bạn muốn leo lên vị trí cao bạn lại phải học cách navigate organizational complexity (chính trị, influence, etc) mà nó không trực tiếp liên quan đến chuyên môn phát triển sản phẩm.
→ Câu hỏi “Bắt đầu làm Product ở Big Corp hay Startup?” là framing không hữu ích. Câu hỏi hay hơn là “Môi trường nào phù hợp để hỗ trợ được bạn đi từ Novice lên những level cao hơn?” và bắt đầu tìm hiểu từ đó.
Khi bạn thấy câu hỏi của bạn đang frame theo cách có hoặc không, thì bạn nên cân nhắc re-frame nó lại theo hướng khác để có thể tránh được thiên kiến khiến bạn bị giới hạn sự lựa chọn.
Có cần technical để trở thành PM hay không?
Không, nhưng có technical sẽ là lợi thế cạnh tranh.
Có technical thì bạn sẽ thấu cảm được hơn với dev. Bạn sẽ không chỉ tay năm ngón bảo họ làm những thứ họ không làm được.
Nhưng ngược lại, bạn cũng có thể push back khi bạn biết chuyện đó làm được nhưng dev lại nói không làm được.
Biết technical sẽ rất có lợi trong một số domain làm sản phẩm dành cho dev/tester/data analyst.
Có một role là Technical Product Manager chuyên trị những hệ thống nội bộ hoặc hệ thống Enterprise phức tạp. Nếu các bạn trở thành TPM thì các bạn cần phải có technical knowledge.
Nhưng nếu không có technical thì bạn vẫn có thể bù qua xớt lại bằng sự tỉ mỉ, cố gắng và kỹ năng phân tích một vấn đề.
→ “Có cần technical hay không để thành PM hay không?” là framing không hữu ích. Câu hỏi hay hơn là “Vị trí mình đăng nhắm tới cần kỹ năng technical đến mức nào?”
Reach out những bạn đã làm vị trí đó, hoặc làm với những người ở vị trí đó, và hỏi xem trải nghiệm của họ như thế nào.
Hy vọng bài viết này cung cấp cho các bạn thông tin hữu ích khi tìm hiểu ngành Product Management nhé!