#12 - Tạo dựng và launch sản phẩm tự giải quyết vấn đề của mình ra thị trường - Nam Nguyễn - Founder @ A Little Better
Nếu bạn đang trong độ tuổi 18-25 và có mong muốn xây dựng startup công nghệ, hãy cân nhắc tham gia chương trình TechYouth Incubator 2024 - Vườn ươm Khởi nghiệp Công nghệ dành cho các bạn trẻ tại Việt Nam nhé! Chương trình giúp cho bạn:
- Đánh giá độ khả thi ý tưởng.
- Xác định vấn đề người dùng.
- Hỗ trợ xây dựng sản phẩm thật.
👉 Đăng ký chương trình ở đây nhé.
Nam hãy giới thiệu về bản thân mình một chút nhé
Xin chào mọi người, mình là Nam, người khai sinh của A Little Better và cũng đang dành phần lớn của mình chăm bẵm cho A Little Better. Ngoài ra thì mình làm mentor ở Breaking into PM nữa.
Nam có thể kể qua về quá trình làm việc trước đó của Nam được không?
Trước đây thì mình có làm các vị trí là Web Developer, Test Automation Engineer, Business Analyst và PM rồi. Mình thấy rất may mắn khi mình đã trải qua nhiều vị trí trong một đội phát triển sản phẩm để mình có thể đồng cảm với mọi người trong team dễ hơn, và mình cũng có tính tự chủ cao hơn khi làm A Little Better.
Hồi đầu thì mình không thấy nó may lắm vì đợt đó mình lập trình rất kém. Mà sinh viên mới ra trường nên mình rất tự ti về nó, tới khi chuyển qua làm Business Analyst cũng vậy. Ban đầu thì mọi thứ có vẻ tốt nhưng về sau mình bị mắng tới nỗi mình phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Sau đó thì mình quyết định chuyển qua product, cái ngành đem thế giới quan của mình tới gần sự thật hơn, giúp mình trả lời được những câu hỏi như là "Làm ra feature này người dùng có dùng không?", "Tại sao nên giải quyết vấn đề này cho người dùng?",...
Việc founder có background làm PM thì có những lợi thế gì?
Mình sẽ giới hạn câu trả lời này trong những công ty công nghệ, những sản phẩm công nghệ thôi nhé.
Đối với mình product management nó là một framework để dành cho những người ngại rủi ro, nerdy (như mình) có thứ để dựa vào vào khi họ muốn mở ra một doanh nghiệp nói chung hay sinh ra một sản phẩm nói riêng. Khi tụi mình làm một cái initiative nào đó thì tụi mình khá rõ là tại sao chúng mình làm thế, cái giả thuyết nào mà chúng mình đang muốn xác thực, etc.
Đánh đổi lại thì mình thấy tụi mình hành động chậm và thiếu liều lĩnh hơn những bạn CEO khác. Đôi khi cần phải lao vào làm ngay để lấy những phản hồi từ thị trường hay từ người dùng thì chúng mình cứ chần chừ phân tích ở trong phòng.
Ví dụ như là thay vì cứ thảy content lên trên facebook để xem market sẽ phản ứng như này thì mình cứ ngồi chau chuốt từng content một, rồi cứ cố giải thích nó phải gắn tới positioning (định vị sản phẩm) như nào.
Vấn đề mà Nam chọn để giải quyết cho A Little Better là gì?
Do mình cũng mới khai sinh một đứa con là A Little Better và A Little Better cũng chưa lớn nên mình nói trước là theo quan điểm của riêng mình thôi nhé.
Trước hết chắc mình sẽ tập trung vào về phần cao hơn là lĩnh vực, rồi sau đó mới tới problem nha.
Lĩnh vực/ngành
Trước mình cũng có nghe một quan điểm là "Nên khởi nghiệp với những gì mình là người dùng", theo mình thì thậm chí người đó còn nên là một power user của sản phẩm/dịch vụ ấy. Đối với một người Product Manager, thấu cảm quan trọng với họ bao nhiêu thì đối với một người founder mình nghĩ nó quan trọng hơn gấp nhiều lần như vậy.
"Nên khởi nghiệp với những gì mình là người dùng", theo mình thì thậm chí người đó còn nên là một power user của sản phẩm/dịch vụ ấy. Đối với một người Product Manager, thấu cảm quan trọng với họ bao nhiêu thì đối với một người founder mình nghĩ nó quan trọng hơn gấp nhiều lần như vậy.
Đầu tiên thì mình nghĩ nó là câu chuyện những giá trị được tích tụ dần dần, Mình lấy một ví dụ như hồi bé học hát bi bô thì mình cũng chỉ hát bi bô với mấy đứa cởi truồng cùng tuổi thôi. Lớn hơn một chút có đam mê thì sẽ gọi hội hè đi hát cùng nhau, tập đệm đàn.
Giả sử thuận lợi, may mắn, được học cao hơn, đạt được những thành tự cao hơn thì mình sẽ hát cùng những ca sĩ nổi tiếng hơn, sẽ được sử dụng những cây đàn xịn hơn, cơ hội hợp tác nhiều hơn. Khi bạn ở trong ngành đó đủ lâu và mindful để phát triển trong ngành đó thì mình nghĩ đó là ngành tiềm năng nhất để khởi nghiệp.
Đối với riêng câu chuyện của mình thì mình đã suffer với chính những dòng suy nghĩ của mình khi từ lớp 7 nên mình đã manh nha ý định xây dựng một sản phẩm mà chính mình là người dùng.
Ý định của mình được củng cố hơn từ những dữ liệu trong quá khứ của mình, mình đã giúp được rất nhiều bạn trong việc giải quyết những vấn đề tâm lý (theo một cách bản năng) và mình cũng rất vui khi mình giúp được các bạn ấy.
Còn về mặt năng lượng thì mình cũng thấy mình khá hợp với công nghệ sức khỏe (health-tech) nói chung hay A Little Better nói riêng, mình làm việc ít thấy tốn năng lượng tâm trí hơn và có thể nhìn thấy những góc giải quyết vấn đề sáng tạo hơn.
Problem
Mình nghĩ sẽ khó mà có công thức cho việc chọn ra một vấn đề nào từ hàng hà sa số các problem có trong một lĩnh vực. Thế nên mình kể lại câu chuyện của mình xem các bạn có học được gì không nhé.
Mình bắt đầu từ những vấn đề phổ thông mà các sản phẩm khác trên thị trường, ví dụ như tìm counselor khẩn cấp trong lúc khủng hoảng, hay tìm counselor lâu dài ở trên mạng mà thoải mái không cần commitment hay tăng self-awareness về cảm xúc bản thân.
Tuy nhiên mình cũng đi validate lại những vấn đề này nhanh bằng cách gặp luôn những bạn đã làm sản phẩm này xem thị trường và trở ngại khi làm những sản phẩm này là như nào.
- Những problem mang tính corrective (hồi phục hoặc quản lý tâm trạng khi bị khủng hoảng) thì thực sự mình không có đủ chuyên môn cũng như mối quan hệ mà mình có thể giải quyết.
- Hướng còn lại, đó là những phương pháp mang tính preventive như là PPIs hoặc self-awareness. Những phương pháp này lại rất phù hợp để có thể giải quyết bằng sản phẩm công nghệ do người dùng có thể hoàn toàn sử dụng với chế độ single player (không cần tương tác với những người dùng khác).
Chính thời gian đó thì mình vừa hoàn thành xong một PPI practice 6 tuần tên là daily gratitude. Mình có những chuyển biến tích cực về mặt tâm lý đầu tiên trong đời và cũng nghiên cứu nhanh trên mạng để chắc chắn đó không phải là placebo (giả dược). Và mình phản tư quá trình mình tiếp cận practice này xem có vấn đề gì không.
Mình biết đến practice này khá là lâu từ video phỏng vấn một giáo sư Harvard về hạnh phúc. Mình đã thử sử dụng practice này mà 2 lần đều không hoàn thành được do nó cần nhiều thời gian sử dụng liên tục trong khi mình đang khá bận cho một sản phẩm mới ở công ty.
Sau khi phỏng vấn một số bạn mình về việc sử dụng những practice tương tự như meditation, journaling thì các bạn đều có gặp chung một vấn đề là rất khó để duy trì được những practice này.
Và mình đã chọn vấn đề này theo những lượng thông tin ít ỏi như vậy. Thêm một vài trải nghiệm nữa khi xây dựng sản phẩm thì mình nghĩ cuối cùng vẫn là tìm những vấn đề rồi đi validate nó bằng bất cứ thứ gì mình có, dù đó chỉ là dữ liệu từ bản thân.
Sau khi launch thì Nam kiếm những người dùng đầu tiên như thế nào?
Khi làm xong mình với Thành khá háo hức với việc thị trường đón nhận ra sao. Mình lúc đó bắt tay vào tạo form để tuyển người dùng sớm (early adopters) ngay còn Thành ngồi soạn văn để cho mình đăng facebook.
Có lẽ do hôm đó ngồi cà phê trực tiếp với nhau rồi phối hợp làm việc cũng ăn ý nên mình cảm giác hôm đó có rất nhiều năng lượng để tụi mình ship ngay tối hôm đó.
Mình đi seeding ở tất cả các group chat mà mình đang ở trong đó, mình nhắn tin cho tất cả những người bạn thân thiết của mình nhờ share, cả những đồng nghiệp làm dự án freelance của mình luôn,... Do mình xuất thân từ kĩ thuật nên những việc như thế mình chưa bao giờ làm cả, tiếng gọi của tự nhiên biến mình thành xông xáo như thế ngay trong một tối.
Quan điểm của mình lúc đó là đưa được sản phẩm ra ngoài thị trường nhanh nhất có thể nên mình đã compromise siêu nhiều những tính năng cơ bản để có thế validate được giá trị của sản phẩm nhanh nhất:
- Điểm đầu tiên là lúc đó A Little Optimism còn chưa lên store nên mình phải làm tài liệu hướng dẫn cài đặt cho người dùng.
- Điểm thứ hai là chưa có email thông báo matching thành công (sản phẩm tụi mình match người dùng với nhau để thực hiện cùng nhau cho vui).
- Điểm thứ 3 là những ràng buộc giá trị trên giao diện (các trường nào bắt buộc, giới hạn số lượng kí tự nhiều nhất là bao nhiêu,...)
Quan điểm của mình lúc đó là đưa được sản phẩm ra ngoài thị trường nhanh nhất có thể nên mình đã compromise siêu nhiều những tính năng cơ bản để có thế validate được giá trị của sản phẩm nhanh nhất.
Và tất cả những gì có thể cản đường người dùng của mình bắt đầu quá trình validate thì mình sẽ ưu tiên cao nhất để unblock nó. Ví dụ: nếu người dùng có thể bị gặp khó khăn trong những công đoạn setup thì chính tay mình sẽ setup từng tài khoản cho người dùng để họ có thể dùng ngay được ngay sau khi đăng nhập, thay vì chỉ làm tài liệu hướng dẫn mình đã quay thêm video hướng dẫn cho trực quan. Có một bài blog về những công việc "tay chân" này mà tới tận bây giờ mình mới có dịp được trải nghiệm (Do things that don't scale - Paul Graham).
Setup xong xuôi thì mình soạn email cảm ơn những người dùng đã đăng ký, gửi kèm họ thông tin tài khoản, video hướng dẫn đăng nhập. Sau đó mình tắm rửa chuẩn bị đón giao thừa, rồi đón những con bug đầu tiên được gửi về trong ngày mồng một. 😂
Đâu là lúc mà Nam cảm nhận rằng sản phẩm này mang lại giá trị cho người dùng?
Để nói về giá trị thì chắc mình sẽ chia sẻ về đặc thù problem mà A Little Optimism giải quyết đã. Có 2 vấn đề mà sản phẩm cố gắng giải quyết, đó là:
- (1) Mọi người phải chịu đựng chất lượng cuộc sống không tốt khi thế giới quan của họ bị tiêu cực.
- (2) Mọi người gặp khó khăn trong việc duy trì thực hiện practice cải thiện sức khỏe tâm lý, cụ thể ở đây là positive psychology intervention.
(1) Mọi người phải chịu đựng chất lượng cuộc sống không tốt khi thế giới quan của họ bị tiêu cực
Về vấn đề đầu tiên, cảm quan ban đầu của mình thì mình nghĩ thế giới quan của mình tiêu cực hay tích cực thì nó đã định sẵn từ nhỏ hoặc ông trời cũng đã viết vài dòng cố định cho mình ở đâu đó rồi. Mình đã phát hiện quan điểm đó đúng "một nửa".
Việc quan điểm của mình có tiêu cực hay tích cực thì nó dựa vào 3 yếu tố:
- Điểm đặt hạnh phúc (tức là mức độ hạnh phúc ổn định được xác định bởi gene) chiếm khoảng 50%.
- Hoàn cảnh sống (ví dụ: thu nhập, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng,...) khoảng 10%
- Hoạt động tích cực về nhận thức, hành vi và mục tiêu khoảng 40%.
Positive psychology intervention đã chọn tác động vào yếu tố thứ 3 để thay đổi thế giới quan của đối tượng thực hiện.
Nghiên cứu "Becoming Happier Takes Both a Will and a Proper Way: An Experimental Longitudinal Intervention to Boost Well-Being" và các nghiên cứu khác liên quan về Positive Psychology Intervention đã đặt cho mình những viên gạch đầu tiên về giá trị của sản phẩm.
Mình lúc đó vẫn có đôi chút nghi ngờ vì giả thuyết phương pháp này không phù hợp với người Việt Nam, đối tượng thực hiện có hiệu quả duy nhất lúc đó là mình.
Chẳng biết là may hay rủi mà lúc đó bồ cũ của mình cũng vừa hoàn thành practice xong, bạn ấy trở nên chững trạc và thông minh cảm xúc hơn nhiều. Cụ thể là lúc chia tay xong thì mình thấy bạn ấy "buồn" một cách vừa đủ rồi tiếp tục ngay trên hành trình của bạn mà không vướng lại bởi những cảm xúc tiêu cực như ngày trước.
Tổng hợp lại những dữ liệu đó thì mình tạm tin về phần giá trị của sản phẩm sẽ đem lại khi được xây dựng trên positive psychology intervention.
(2) Mọi người phải chịu đựng chất lượng cuộc sống không tốt khi thế giới quan của họ bị tiêu cực
Vấn đề thứ hai mà mình muốn giải quyết là sự khó khăn trong việc duy trì thực hiện những practice này. Do positive psychology intervention yêu cầu sự thực hiện liên tục trong vòng 6 tuần nên nó thực sự là một vấn đề lớn đối những bạn chạc tuổi mình, vẫn đang có full time job dù một ngày chỉ mất khoảng chưa tới 1 phút.
Nên lúc đó mình nghĩ ra một success metric khá đơn giản, đó là số lượng người dùng có streak thực hiện practice lớn hơn 5 ngày. Do ở những bước chập chững đầu tiên nên mình không biết nên đặt mục tiêu là một con số cụ thể, lúc đó mình nghĩ có người dùng tới ngày thứ 3 là may mắn lắm rồi. Sau đó mình đặt tracking event trong code để biết được người dùng thực hiện practice này như nào, tiến độ thực hiện của họ ra sao.
Tụi mình khá may mắn vì có người dùng đầu tiên có số lượng streak lớn hơn 5 ngày trong bản MVP đầu.
Tụi mình khá may mắn vì có người dùng đầu tiên có số lượng streak lớn hơn 5 ngày trong bản MVP đầu, rồi sau đó dựa vào phân bố streak của người dùng tụi mình đã phát hiện ra issue người dùng hầu hết chỉ có streak 1 ngày.
Có vấn đề sau khi Nam launch sản phẩm không?
CÓ chứ, sau khi launch xong và có một số người dùng, dựa vào phân bố streak của người dùng tụi mình đã phát hiện ra issue người dùng hầu hết chỉ có streak 1 ngày.
Đặt ra 2 giả thuyết là:
- Người dùng không biết là họ phải quay lại thực hiện ngày hôm sau.
- Phần thông báo nhắc nhở người dùng thực hiện đang bị trục trặc.
Mình đã nghĩ ra ngay một cách có thể xử lý được luôn 2 giả thuyết này.
Mình gửi cho những người có streak 1 ngày email giới thiệu lại cho họ về daily gratitude (bao gồm điều kiện của practice là phải sử dụng kiên trì) kèm luôn cả cho họ hướng dẫn xử lý khi không thấy có thông báo.
Rồi ngày hôm sau, ngày, mình đã rất rất hạnh phúc khi biết pha phân tích và xử lý của mình đã hiệu quả, các bạn ấy đã quay lại sử dụng liên tục những ngày tiếp theo.
Bước tiếp theo cho A Little Better là gì?
Tụi mình sẽ cải thiện sản phẩm thông qua feedback từ early adopters và launch sản phẩm đến nhiều người dùng hơn.
Cơ chế bắt cặp giữa hai người một cách ẩn danh và trao đổi quà tặng khiến cho nhiều bạn hứng thú và tiếp tục sử dụng. Bước tiếp theo sẽ tập trung vào cải thiện tính năng sản phẩm ở những khía cạnh giúp cho người dùng có thể làm daily gratitude một cách bền vững hơn.
Quan trọng hơn nữa, tụi mình muốn launch sản phẩm này đến tập người dùng rộng hơn, để xem tiềm năng của sản phẩm với thị trường đến mức nào, cũng như lấy được nhiều feedback hơn để cải thiện sản phẩm, cũng như hy vọng tìm được định vị độc đáo trên thị trường để có thể giúp cho nhiều người tăng sức khỏe tinh thần của họ hơn.
Có lời cuối Nam muốn chia sẻ với mọi người không?
4 tháng vừa rồi là một hành trình vô cùng thú vị đối với mình, mình được kết nối sâu hơn với những bạn của mình, mình được sáng tạo và tận tay mang những giá trị đến người dùng của mình.
Và quan trọng nhất là mình cảm nhận được sự quan tâm từ mọi người xung quanh thông qua những dòng code hộ, những lượt share tâm huyết trên trang cá nhân, những phản hồi vô cùng quý giá, những lời khuyên về định hướng sản phẩm.
Mình biết ơn sự hiện diện của tất cả mọi người rất nhiều và biết ơn khi mình cũng được là một phần nào đó trong mỗi người quanh mình.